Không chỉ để bán hàng, website còn là bộ mặt của doanh nghiệp trên nền tảng Internet. Chính vì vậy, việc quản trị website tốt là rất quan trọng để mang lại hình ảnh thương hiệu uy tín chất lượng trong mắt khách hàng mục tiêu và đối tác. Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của quản trị website, hôm nay mình tổng hợp những kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn cách quản trị website hiệu quả.
Quản trị website là gì?
Quản trị website là quá trình quản lý, phát triển và tối ưu hệ thống website,… giúp các website vận hành tốt, ngoài ra sẽ nâng cao hiệu quả Marketing trong các chiến dịch. Vì vậy đòi hỏi một người quản trị phải hiểu biết, có kiến thức và duy trì được một số công việc bắt buộc như: sửa lỗi code, duy trì server, cài đặt plugin, chỉnh sửa cơ bản hình ảnh, nội dung, theo dõi traffic, tối ưu SEO, đảm bảo bảo mật tốt…trên website. Để làm được điều này, người quản trị ngoài kỹ năng còn cần tương tác, phối hợp với team lập trình và thiết kế, content.
Vai trò của quản trị website đối với doanh nghiệp
Website đại diện cho bộ mặt của công ty và là nơi thu hút, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trên cộng đồng Internet.
Quản trị website tốt sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập và mở rộng thị trường kinh doanh và giảm thiểu một số chi phí.
- Quản trị và xây dựng nội dung hữu ích sẽ thu hút lượng người dùng, thậm chí là sự chia sẻ ra các nền tảng cộng đồng mạng xã hội bên ngoài. Từ đó lượng truy cập và thương hiệu cũng như sản phẩm sẽ được mở rộng ra thị trường bên ngoài một cách không giới hạn địa lý.
- Xu hướng hành vi người tiêu dùng của khách hàng ngày càng ưa chuộng việc mua sắm online cũng như tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh thông tin. Vậy nên việc đầu tư hình ảnh, nội dung xây dựng thương hiệu trên Internet nói chung và qua website nói riêng là điều thật sự cần thiết cũng như chú trọng.
- Không dừng lại ở phạm vi tiếp cận, việc tạo trải nghiệm tốt tới khách hàng và người dùng thông qua các ứng dụng được tích hợp trên website như chatbox, thực tế ảo VR,… sẽ giúp tỉ lệ mua hàng tăng cao hơn.
- Ngoài ra, website bán hàng online giống như một cửa hàng nhưng bạn lại không phải bỏ quá nhiều tiền để thuê mặt bằng hay nhân viên. Với việc ứng dụng công nghệ, chatbox 24/7,.. doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí.
Kỹ năng cần có của một nhà quản trị website
Hiểu được vai trò cũng như lợi ích mang lại từ việc quản trị website hiệu quả. Vậy một Webmaster cần có những kỹ năng nào để đảm bảo duy trì và phát triển tốt website?
- Hiểu về ngôn ngữ lập trình (HTML/CSS, XML) và hệ điều hành: Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển và thực hiện những thay đổi cơ bản trong website hoặc sửa lỗi cơ bản.
- Biết sử dụng và vận dụng các công cụ hỗ trợ quản trị web như: Google Webmaster Tool, Search Console, Google Analytics,…
- Kỹ năng phân tích và tìm ra nguyên nhân, vấn đề khi gặp các lỗi cơ bản trên web
- Một số kỹ năng cơ bản về thiết kế hình ảnh, content, sáng tạo nội dung,.. để chủ động trong các công việc quản trị
- Nắm vững các kiến thức và có kinh nghiệm SEO để phát triển và tối ưu website như CTR, click, session,…
- Ngoài ra, người quản trị website cũng cần linh hoạt và có kỹ năng làm việc nhóm để hợp tác cùng các phòng ban khác.
Quản trị website như thế nào?
Cùng với những kỹ năng cần có ở trên thì công việc của một người quản trị sẽ tóm gọn trong 6 mục sau:
Quản trị và cập nhật giao diện website
Tại sao lại nói là cập nhật giao diện website? Để lại ấn tượng và trải nghiệm tốt với người dùng trên website thì giao diện ngoài việc phải dễ nhìn, thông tin đầy đủ thì cần tối ưu sự thân thiện hay làm sao để khách hàng dễ dàng sử dụng nhất. Vậy nên người quản trị cần luôn cập nhật và đóng góp vào công cuộc thiết kế web cũng như thường xuyên xem xét các lỗi liên quan đến hiển thị, hình ảnh, table, internal/external link, code web,… Bởi những lỗi này sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và để lại ấn tượng không tốt.
Lập kế hoạch nội dung định kỳ
Việc đều đặn cập nhật nội dung trên lên website là vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến việc Google đánh giá, xếp hạng trang web của doanh nghiệp. Ngoài ra, là một quản trị website phải nắm bắt được xu hướng content ở hiện tại và tương lai để đưa ra kế hoạch phù hợp. Phải chắc chắn rằng, nội dung đưa lên phải đem lại giá trị cho người đọc, đồng thời có những bài thể hiện được sứ mệnh doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
Người quản trị phải đảm bảo được đường truyền hosting hoạt động bình thường hoặc kịp thời xử lý được nếu có vấn đề. Và hơn nữa, phải đảm bảo dữ liệu luôn được sao lưu để đề phòng trường hợp xảy ra sự cố sẽ kịp thời có phương án khắc phục, phục hồi.
Quảng cáo website
Việc một website hiện diện trên các trang đầu của công cụ Google không phải là điều dễ dàng. Ngoài việc tối ưu SEO thì quảng cáo cũng là một trong những phương án nên đề cập tới. Nhất là khi website và doanh nghiệp còn mới thì việc quảng cáo là điều cần thiết để khách hàng mục tiêu và người dùng thấy sự hiện diện trên Internet. Nếu như ngân sách cho việc quảng cáo trên thanh Google Adword vẫn còn hạn chế, người quản trị có thể kết hợp chia sẻ link website lên các trang mạng xã hội cũng là một lựa chọn thông minh và đem lại hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch tối ưu website
Ngoài việc xây dựng nội dung content, người quản trị cần nắm vững kiến thức SEO để tối ưu SEO onpage và offpage. Những nội dung, từ khóa hay cách xây dựng hệ thống để tối ưu được website.
Đánh giá hoạt động quản trị website thường xuyên
Tất nhiên rồi, bất kỳ kế hoạch hay chiến lược nào cũng cần có bước đánh giá hiệu quả. Khi quản trị website cũng vậy, cần có bước review lại quá trình và đánh giá hiệu suất làm việc từ đó đưa ra những chiến lược tối ưu hơn, phát huy tốt hơn thế mạnh.
Trong bài viết trên, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan cũng như hiểu được quản trị website là gì, sự quan trọng, lợi ích của của website đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng hiểu được công việc và các kỹ năng của một người quản trị web để từ đó có kế hoạch phương án tuyển chọn nhân sự hay sử dụng dịch vụ quản trị website ở ngoài.